Cuộc sống này là của bạn

..................................

Thất bại hay Thành công???

.......................................

Khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng của bạn

....................................

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

PHAN TICH Y TUONG KINH DOANH


Khi đã có ý tưởng kinh doanh bạn cần biết đó có phải là ý tưởng tốt hay không, và liệu nó có đạt được kết quả để kinh doanh có tính cạnh tranh và có lãi hay không.
Một cách để thử nghiệm ý tưởng kinh doanh là làm bản phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Khi làm bản phân tích này, hãy nghĩ về công việc kinh doanh của mình và viết ra tất cả các điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weakness), các cơ hội (Oportunites) và nguy cơ (Threads).

Điểm mạnh và điểm yếu là những yếu tố bên trong doanh nghiệp, bạn có thể phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.
Những điểm mạnh là những mặt doanh nghiệp của bạn đang tiến triển tốt. Ví dụ: có thể là bạn có những sản phẩm tốt hơn sản phẩm của nhựng doanh nghiệp cạnh tranh, địa điểm cửa hàng của bạn rất tốt và nhân viên rất lành nghề…
Những điểm yếu là những mặt công việc kinh doanh không được tốt. Ví dụ, sản phẩm của bạn có thể đắt hơn nhưng doanh nghiệp cạnh tranh, bạn không có đủ tiền để quảng cáo nhiều như bạn muốn, hoặc bạn không cung cấp nhiều loại dịch vụ bằng các đối thủ cạnh tranh.
Cơ hội và nguy cơ là những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp mà không không thể chi phối được:
Cơ hội là những yếu tố trong cộng đồng xung quanh bạn, có tác động tốt tới việc kinh doanh của bạn. Ví dụ, sản phẩm mà bạn sẽ làm trở nên được ưa chuộng, không có một cửa hiệu nào như bạn trong khu vực hoặc là số lượng khách hàng sẽ tăng lên do có nhiều doanh nghiệp mới xuất hiện trong khu vực.
Nguy cơ là những yếu tố trong cộng đồng xung quanh bạn, có tác động xấu tới việc kinh doanh của bạn Ví dụ, có những doanh nghiệp khác trong khu vực cũng sản xuất cùng một loại hàng hóa, thuế tăng làm hàng hóa mà bạn bán ra bị đắt hơn hoặc là bạn không biết hàng hóa của mình sẽ thông dụng trong bao nhiêu lâu.

BI MAT THANH CONG CUA CAC TRIEU PHU TRE

Dù khởi nghiệp bằng việc bán nước chanh hay cắt cỏ, 25 triệu phú trẻ tuổi ở Mỹ đều có bảy điểm chung dẫn đến những thành công hôm nay. Đó là những gì Nick Tart, 22 tuổi, cũng là một triệu phú trẻ, nhận ra trong quá trình thực hiện cuốn sách 50 cuộc phỏng vấn những nhà kinh doanh trẻ tuổi: Làm thế nào để kiếm được nhiều tiền hơn bố mẹ bạn?.

1. Hỗ trợ từ gia đình

Gia đình của cả 25 bạn trẻ không nghi ngờ gì về tham vọng của con cái mình. Các ông chủ trẻ chủ yếu nhận được hỗ trợ về mặt tình cảm hơn là kinh tế. Để khởi nghiệp, họ cũng vay mượn tiền từ gia đình nhưng nhanh chóng trả nợ. Một bạn trẻ nhận 10 USD từ bố mẹ để mua tên miền. Còn Emil Motycka, 21 tuổi, ký tên mượn tiền mua máy cắt cỏ giá 8.000 USD. Cả hai đã trả hết nợ trong vòng một năm.
2. Khởi đầu từ điều dễ làm

Họ bắt đầu với những ý tưởng có thể thực hiện được như viết blog hay cắt cỏ. Điều này đem lại sự tự tin và giữ được tiếng tốt với khách hàng. “Tôi nghĩ các bạn bây giờ làm việc thực tế hơn. Họ bắt đầu từ điều nhỏ để xây dựng tên tuổi trong giới kinh doanh” – Nick Tart nhận xét.
Juliette Brindak – 21 tuổi, người sáng lập trang web MissOAndFriends.com – đã nhận được nguồn tài trợ từ Proctor & Gamble sau tám năm duy trì trang web. Hiện công ty của cô đáng giá 15 triệu USD.

3. Siêng năng và không nản chíPhần lớn những người kinh doanh đã vấp váp nhiều trước khi thành công. 25 triệu phú trẻ trên cũng không ngoại lệ. Adam Horowitz, doanh nhân 18 tuổi, đã lập 30 trang web trong ba năm trước khi thành công. Cuối cùng anh đã bán được những sản phẩm trị giá lên đến hàng trăm ngàn USD. Cách đây ba tháng, Adam nghĩ ra một sản phẩm có thể sinh lợi 1,5 triệu USD trong ba ngày. Điều này chẳng thể nào xảy ra nếu không có 30 lần thất bại trước

.
4. Hi sinh tuổi thơ

Các bạn trẻ phải mất gì? Chỉ là tuổi thơ bình thường như những người cùng lứa tuổi, nhưng họ may mắn có quyền tự do để làm điều mình thích, bao gồm cả việc kinh doanh. Emil Motycka nhớ về nhiều lần từ chối lời rủ rê đi bơi của bạn bè để làm việc cắt cỏ. Bạn bè Emil không hiểu và chọc ghẹo cậu vì dành thời gian cho công việc thay vì vui chơi. Những gì Emil từng làm đã được trả công xứng đáng. Anh hiện sở hữu một căn nhà mà bạn bè thường xin được đến chơi

.
5. Không được động viên
Phần lớn trong số 25 triệu phú trẻ được phỏng vấn đã không được động viên từ bạn bè và thầy cô. Catherine Cook, người sáng lập MyYearbook.com, từng được bảo là trang web của cô không bao giờ có hơn 3 triệu thành viên. Và cô đã chứng minh dự đoán đó là sai lầm. Hiện trang web của cô có 22 triệu người đăng ký, đó chính là kiến thức làm giàu.

6. Phân biệt giữa công việc và đời tư
Cả 25 triệu phú trẻ đều không dùng tên thật của mình trong kinh doanh. Đó là cách bảo toàn danh tính và giữ kín đời tư. Catherine âm thầm làm việc trên trang web của mình sau khi bạn cùng phòng đi ngủ. Cô muốn giữ sự nghiệp cho riêng mình và tách rời với cuộc sống riêng tư. Những doanh nhân trẻ giàu có không muốn nhiều người biết họ kiếm được tiền triệu bởi sợ bị những người bạn “không chân chính” lợi dụng.

7. Sinh ra để kinh doanh
Một cách làm giàu của các triệu phú trẻ là đều tập tành kinh doanh từ rất nhỏ. Michael Dunlop bắt đầu bằng việc bán thẻ Pokémon. Keith J. Davis bán kẹo cao su cho bạn cùng lớp dù nhai kẹo trong giờ học là một điều cấm kỵ. Andrew Fashion biến những cây bút chì bấm thành bệ phóng tên lửa đồ chơi rồi bán lấy lời.Bằng kinh nghiệm kinh doanh từ nhỏ và những lần đứng lên sau va vấp đầu đời, họ đã học cách làm giàu để trở thành những triệu phú trẻ như hôm nay. 
Nguồn : Dautugi

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

KHOI NGHIEP CON DUONG CHONG GAI

Khởi nghiệp đang là trào lưu và rất nhiều người muốn theo đuổi con đường này. Tuy nhiên trước tình hình kinh tế suy thoái và rơi vào tình cảnh tồi tệ, không ít người lưỡng lự. Vậy bây giờ có phải là thời điểm tốt để khởi nghiệp hay không?


Nhiều chuyên gia sợ rằng nền kinh tế không mấy sáng sủa hiện nay không khác gì những năm 75 thế kỉ trước...

Nhưng đấy cũng là thời điểm Microsoft và Apple được thành lập.

Điều đó gợi ý rằng lúc kinh tế suy thoái chưa hẳn là không tốt để bạn khởi nghiệp. Sự thật còn rõ ràng hơn: Tình hình kinh tế thực ra không ảnh hưởng gì nhiều.

Có một điều chúng tôi rút ra được sau khi đầu tư vào hàng đống các công ty khởi nghiệp (startup) đó là:

Phẩm chất của người sáng lập mới ảnh hưởng đến sự thành bại. Tình hình kinh tế cũng có ảnh hưởng, nhưng chả là gì so với vai trò của người sáng lập.

Điều đó có nghĩa rằng vấn đề ở đây là bạn là gì chứ không phải bạn khởi nghiệp khi nào. Nếu bạn giỏi, bạn sẽ thành công ngay cả khi kinh tế xấu. Ngược lại, nếu bạn kém thì nền kinh tế dù có tốt cũng chẳng cứu được bạn. Nếu cứ nghĩ rằng "Không nên bắt đầu kinh doanh khi kinh tế đang xấu" thì cũng dở chả khác gì cho rằng "Cứ đơn giản mở một công ty là sẽ giàu" khi thị trường có dấu hiệu bong bóng.

Vậy nếu muốn tăng cơ hội cho mình, bạn nên quan tâm đến việc tìm người đồng sáng lập nhiều hơn là tình trạng của nền kinh tế. Và những nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của công ty sẽ không nằm ở các bản tin, mà ở trong tấm gương, khi bạn nhìn vào chính bản thân mình.

Nhưng với những người đang muốn khởi nghiệp, có đáng để chờ cho đến khi kinh tế sáng sủa hơn? Có thể đáng để chờ nếu bạn định mở một nhà hàng, nhưng chả ích gì khi bạn làm công nghệ. Công nghệ phát triển nhanh hay chậm độc lập với thị trường chứng khoán. Vậy nên khi có ý tưởng, bắt tay vào làm ngay sẽ tốt hơn là ngồi chờ. Sản phẩm đầu tiên của Microsoft là trình thông dịch Basic cho máy Altair, và đó chính là thứ người ta cần khi đó vào năm 1975. Nếu Bill Gates và Allen hoãn đến năm sau thì có lẽ đã quá muộn.

Tất nhiên bạn còn nhiều ý tưởng khác nữa sau này. Luôn có những ý tưởng mới. Nhưng nếu bạn đang có một ý tưởng cụ thể, hãy tiến hành làm ngay.

Điều này cũng không có nghĩa rằng bạn có thể lờ đi tình hình kinh tế. Khi kinh tế khó khăn thì cả khách hàng lẫn nhà đầu tư đều ít tiền. Khi khách hàng không dư dả thì cũng không hẳn là vấn đề, thậm chí bạn còn có thể đắc lợi từ đó bằng cách bán các sản phẩm giá rẻ. Các công ty mới thường cạnh tranh bằng giá thấp, vì vậy ở khía cạnh này khi kinh tế khó khăn bạn sẽ có lợi hơn các công ty lớn.

Nhà đầu tư mới là vấn đề thực sự. Thường các startup cần phải có một khoản đầu tư bên ngoài, và khi kinh tế không tốt các nhà đầu tư cũng dè dặt hơn. Thực ra họ không nên như vậy. Ai cũng biết rằng ta nên mua khi tình trạng kinh tế xấu (giá rẻ) và nên bán khi kinh tế tốt. Nhưng, trong thị trường cổ phiếu, thời điểm tốt được định nghĩa là lúc mọi người đều nghĩ nên mua vào, mà thực tế thì không phải lúc nào cũng như vậy. Và đó là lý do tại sao chỉ có một số nhỏ những người đi ngược với đám đông mới có những quyết định đầu tư đúng đắn.

Thế nên, vào năm 1999, khi bong bóng dot-com bùng nổ, nhà đầu tư chen lấn nhau để mua vào cổ phiếu của một startup tồi, và hiện nay ta có thể đoán là họ sẽ lại dè dặt mua ngay cả những cổ phiếu của công ty tốt.

Bạn cần phải thích ứng với điều này. Thực ra cũng chả phải điều gì mới: các startup luôn phải thích ứng với sự đỏng đảnh của nhà đầu tư. Thử hỏi bất kì người sáng lập ở bất kì ngành nào xem nhà đầu tư của họ có hay õng ẹo không, và để ý đến thái độ của họ xem. Nay phải giải thích làm cách nào công ty của bạn sẽ phát triển, mai phải giải thích làm cách nào để chống chọi với suy thoái.

Thật may, cách bạn làm startup cũng giống như cách bạn chống chọi với suy thoái: vận hành với chi phí thấp nhất có thể. Bao năm nay tôi vẫn luôn nói với các nhà sáng lập rằng con đường chắc chắn nhất đi đến thành công đó là trở thành "những con gián" trong một thế giới toàn các tập đoàn khổng lồ (biết khôn ngoan lựa chọn vị trí an toàn cho mình, dù vị trí đó không được hào nhoáng cho lắm). Khi hết tiền, một startup sẽ chết ngay lập tức. Vì vậy chi phí hoạt động càng thấp thì bạn càng khó chết. Và cũng thật may mắn chi phí hoạt động cho một startup thường thấp. Dù một đợt suy thoái thế nào xẩy ra thì nó vẫn cứ rẻ.

Nếu thảm họa hạt nhân có xảy ra thì thà làm "con gián" còn hơn giữ việc làm ở các công ty lớn. Khách hàng sẽ ra đi lần lượt khi họ không còn đủ tiền trả cho bạn, nên bạn sẽ không bất ngờ mất hết khách. Thị trường không đối xử với bạn như cách các công ty "sa thải nhân sự".

Giả sử nếu bạn đã bỏ việc, startup của bạn thất bại và bạn không tìm được việc làm khác thì sao? Sẽ là vấn đề nếu bạn làm việc trong mảng sale và marketing, vì sẽ cần hàng tháng trời để tìm việc mới khi kinh tế khó khăn. Nhưng các hacker (những người đam mê và có khả năng trong ngành công nghệ nói chung) thì linh động hơn. Những hacker giỏi luôn tìm được việc gì đó để làm. Có thể không được như mơ những ít nhất cũng không chết đói.

Một lợi thế khác khi kinh tế xấu đó là sẽ có ít cạnh tranh hơn. Công nghệ cũng như những đoàn tàu đều đặn rời ga. Nếu mọi hành khách khác đang nép vào góc vì sợ, bạn có thể có cả khoang để đi.

Là người sáng lập, bạn cũng là một nhà đầu tư. Bạn mua cổ phiếu bằng công sức của mình. Lý do Larry và Sergey giàu không hẳn bởi họ đã làm ra những thứ trị giá hàng chục tỉ đô, mà bởi họ là những nhà đầu tư đầu tiên vào Google. Và cũng như bất kì nhà đầu tư nào khác, bạn nên mua khi tình hình khó khăn.

Vài đoạn trước bạn có gật gù đồng ý rằng mấy tên đầu tư thật ngu không, khi tôi nói họ chần chừ đầu tư vào thị trường xấu, ngay cả khi đó là thời điểm đáng lý ra rất nên đổ tiền vào? Các ông sáng lập cũng không khá hơn. Khi tình hình khó khăn, nhiều người chọn con đường đi học tiếp. Chắc hẳn lần này cũng vậy. Thực ra, chính tại vì hầu hết mọi người đều không tin những gì tôi nói ở vài đoạn trước - ít nhất là họ cũng không dám làm thử như tôi nói.

Vậy có thể thời kì suy thoái là lúc tốt để khởi nghiệp. Cũng khó nói liệu lợi thế từ việc ít bị cạnh tranh có bù được bất lợi khi ít được đầu tư không. Dù sao kiểu gì cũng không phải là vấn đề lắm. Quan trọng là ở con người. Và dù là ai đi chăng nữa nhất là trong ngành công nghệ, thời điểm hành động luôn là ngay bây giờ.

Paul Graham/Pandora

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

LAM THE NAO DE CO Y TUONG KINH DOANH TOT

Có 2 cách để định hướng ý tưởng kinh doanh:
·         Quan điểm định hướng hàng hóa
·         Quan điểm định hướng khách hàng


Quan điểm định hướng hàng hóa
Quan điểm định hướng khách hàng
- Tôi biết may loại váy này và tôi có thể mua một chiếc máy khâu, vì thế tôi sẽ kinh doanh may loại váy này


- Tôi biết làm bánh, tôi có dụng cụ đế chế biến, vì thế tôi sẽ kinh doanh làm bánh


- Tôi biết sửa máy vi tính, vì thế tôi sẽ kinh doanh sửa chữa máy vi tính
- Mọi người đang cần váy áo với giá cả và chất lương thế này, tôi có những kỹ năng cần thiết và tôi có thể có được thiết bị, vì thế tôi sẽ đáp ứng nhu cầu của họ về mặt này.

- Các gia đình cần mua bánh sinh nhật.Tôi biết làm bánh và tôi có thể thỏa mãn nhu cầu của họ với việc bắt đầu kinh doanh bánh sinh nhật.

- Các doanh nghiệp trong khu vực đang gặp nhiều vấn đề phiền toái trong việc sửa chữa máy tính. Tôi biết sửa máy và tôi sẽ bắt đầu kinh doanh sửa chữa máy tính.


Bạn nên dùng cả hai cách để tìm ý tưởng kinh doanh cho mình. Nếu bạn xuất phát từ quan điểm định hướng theo hàng hóa mà không biết việc kinh doanh ấy có khách hàng hay không thì bạn sẽ thất bại. Tương tự như vậy, nếu một người chủ không có kỹ năng làm các sản phẩm có chất lượng tốt thì cũng chẳng có ai mua và kinh doanh cũng thất bại.

Một ý tưởng kinh doanh tốt phải có hai phần sau:
·         Phải có cơ hội kinh doanh
·         Bạn phải có kỹ năng và các nguồn lực để tận dụng cơ hội

Có những cơ hội nào quanh bạn?
·         Để có thể tồn tại được doanh nghiệp phải cung cấp các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của con người và  giải quyết được các vấn đề của họ. Để suy nghĩ vể các ý tưởng kinh doanh mới có một phương pháp hữu hiệu là suy nghĩ về những khó khăn mà mọi người đã gặp phải khi giải quyết như cầu hoặc các vấn đề của họ. Có nhiều cách để đạt được mục đích này:
·         Những khó khăn mà chính bạn đã gặp phải – Hãy xem bạn gặp phải những vấn đề gì khi đi mua các sản phẩm hoặc dịch vụ tại địa phương
·         Khó khăn trong công việc -  Khi làm việc cho một cơ quan khác, bạn có thể nhận thấy để hoàn thành công việc có nhiều vấn đề khó khăn do dịch vụ tồi hoặc thiếu nguyên vật liệu.
·         Các vấn đề mà những người khác gặp phải – Lắng nghe nhưng người khác phàn nàn để tìm hiểu xem họ có những nhu cầu và khó khăn gì.
·         Những gì còn thiếu trong cộng đồng của bạn – Nghiên cứu địa phương bạn sinh sống và làm việc để tìm ra những dịch vụ còn thiếu.

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

PHAN TICH BAN TU VAN LA CHU DOANH NGHIEP


Cá nhân bạn ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công trong việc kinh doanh của bạn. Trước khi quyết định bắt đầu công việc kinh doanh, bạn sẽ phải đánh giá bản thân xem mình có tính cách, kỹ năng và những điều kiện cần có hay không. Một nghiệp chủ thành đạt không thành công do gặp may mày do làm việc tích cực và có kỹ năng kinh doanh.

Hãy tự đánh giá xem mình có thể thành công ở mức nào:

Quyết tâm – Để thành công trong kinh doanh, bạn cần phải có quyết tâm, nghĩa là bạn phải nghĩ rằng việc kinh doanh của mình rất quan trọng. Liệu bạn có sẵn sàng liên tục làm việc nhiều giờ hay không?

Động cơ – Nếu bạn thực sự muốn kinh doanh thì khả năng thành công sẽ lớn hơn. Tại sao bạn muốn bắt tay vào kinh doanh? Bạn sẽ không thể có nhiều cơ hội tốt nếu như bạn chỉ coi kinh doanh là công việc làm để mà làm.

Chữ tín – Nếu trong hành xử bạn không giữ chữ tín thì chẳng chóng thì chầy mọi người sẽ phát hiện ra và rồi bạn sẽ thất bại trong kinh doanh. Mang tiếng xấu và sẽ ảnh hưởng tới việc kinh doanh.

Sức khỏe – Bạn phải có sức khỏe, nếu không bạn sẽ không thể dành hết sức mình cho công việc kinh doanh. Sự lo lắng về kinh doanh cũng có thể làm sức khỏe của bạn giảm sút.

Chấp nhận rủi ro – Không có hoạt động kinh doanh nào tuyệt đối an toàn Kinh doanh nào cũng có nguy cơ thất bại. Bạn phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro nhưng đừng để xảy ra những rủi ro đáng tiếc. Loại rủi ro nào có thể chấp nhận được?

Ra quyết định – Trong kinh doanh, bạn phải tự quyết định nhiều vấn đề. Điều quan trọng là phải quyết đoán khi quyết định những vấn đề lớn có thể ảnh hưởng nhiều đến kinh doanh. Có khi bạn phải cho những nhân viên trung thành và làm việc chăm chỉ nghỉ việc. Việc cần làm thì phải làm!

Điều kiện gia đình – Tiến hành môt công việc kinh doanh sẽ tốn của bạn nhiều thời gian, vì vậy được gia đình ủng hộ là rất quan trọng. Họ phải đồng ý với ý tưởng của bạn và sẵn sàng ủng hộ kế hoạch đó.

Tay nghề kỹ thuật – Là những kỹ năng thực hành cần có để sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Các kỹ năng này phụ thuộc vào loại hình kinh doanh mà bạn định tiến hành.

Kỹ năng quản lý kinh doanh – Là những kỹ năng cần có đế tiến hành kinh doanh. Quan trọng nhất là kỹ năng bán hàng nhưng ngoài ra cũng còn có các kỹ năng cần thiết khác như tính chi phí và sổ sách kế toán.

Kiến thức về ngành hàng kinh doanh – Có kiến thức về ngành hàng kinh doanh là rất cần thiết. Có hiếu biết bạn sẽ dễ thành công hơn.

NHUNG THACH THUC KHI KHOI SU DOANH NGHIEP


Khởi sự kinh doanh là một bước đi dài và có thể sẽ thay đổi cuộc đời bạn. Bạn phải chịu trách nhiệm đưa việc kinh doanh của mình đạt được thành công, nghĩa là sẽ có nhiều khó khăn, vất vả nhưng kết quả đạt được có thể mang lại lợi nhuận và niềm vui cho bạn.
Người ta bắt tay vào kinh doanh vì nhiều lý do khác nhau. Một số người trước đây là nhân viên ở các doanh nghiệp hoặc các cơ quan nhà nước, những người khác bị thất nghiệp và quyết định bước vào kinh doanh…

Có rất nhiều lợi điểm trong việc này. Bạn sẽ:
  • Không phải tuân thủ mệnh lệnh
  • Làm việc với nhịp độ của chính bạn
  • Được công nhận, có uy tín và thu được lợi nhuận khi làm việc tốt
  • Có khả năng tự kiểm soát cuộc sống của mình hơn
  • Được tận hưởng cảm giác sáng tạo, đóng góp cho cộng đồng và cho đất nước.
Nhưng cũng có rất nhiều vấn đề phát sinh khi làm người chủ. Bạn sẽ:
  • Làm việc suốt ngày đêm
  • Không có ngày nghỉ và thời gian dưỡng bệnh khi ốm
  • Chịu rủi ro với các khoản tiết kiệm của mình
  • Không được hưởng những khoản tiền thường xuyên như lương, phụ cấp công tác…
  • Lo lắng về tiền lương của nhân viên và các khoản nợ, thạm chí bản thân không được hưởng lương.
  • Phải làm những việc mà bạn không thích như dọn rửa, mua bán…
  • Không có thời gian dành cho gia đình, bạn bè.
Nếu bạn đã có một công việc ổn định, nên cân nhắc kỹ việc phải từ bỏ các đảm bảo, phúc lợi, các khoản tiền được trả thường xuyên. Tiến hành một công việc kinh doanh sẽ rất căng thẳng. Bạn cần phải tính đến những thách thức đáng sợ mà mình suốt đời phải đối mặt.

Hãy nhớ rằng một công việc kinh doanh có thể bị thất bại và người chủ sẽ bị thua lỗ vì rất nhiều lý do như sau:
  • Các vướng mắc trong công tác quản lý: không phân biệt được rạch ròi giữa các vấn đề gia đình và xã hội với các hoạt động kinh doanh và vốn kinh doanh.
  • Gian lận và trộm cắp: nhân viên ăn trộm tiền hoặc hàng hóa của doanh nghiệp.
  • Thiếu kỹ năng và chuyên môn: không biết quản tiền, nhân viên, máy móc, hàng lưu kho và khách hàng.
  • Kinh nghiệm không đều: có kinh nghiệm về bán hàng nhưng không có kinh nghiệm về mua hàng, có kinh nghiệm về tài chính nhưng không có kinh nghiệm về sản xuất hoặc bán hàng.
  • Các vấn đề tiếp thị: không thuể thu hút đủ khách hàng vì quảng cáo nghèo nàn chất lượng hàng kém, dịch vụ kém và cách trưng bày thiếu hấp dẫn.
  • Quản lý tiền mặt và các khoản tín dụng kém: cho phép khách hàng mua trả chậm mà không kiểm tra khả năng thanh toán của họ, và không có biện pháp thu tiền hợp lý.
  • Chi phí tốn kém: không kiểm soát nổi các chi phí như chi phí đi lại, giải trí, mặt bằng, điện hoặc điện thoại.
  • Quá nhiều vốn đọng dưới dạng tài sản: quá nhiều hàng lưu kho, thiết bị và xệ cộ mà lại không đủ tiền mặt để chi trả cho nhu cầu hoạt động hàng ngày.
  • Quản lý hàng lưu kho kém: trong kho còn tồn đọng quá nhiều loại hàng không đưa ra bán hoặc trưng bày.
  • Địa điểm kinh doanh: địa điểm ở mặt phố khuất, khó tìm hoặc ở quá xa khách hàng
  • Tai họa: mất mát do cháy, bão lụt hoặc những tai họa khác…
Tất cả những vấn đề này có thể hạn chế được nếu có kinh nghiệm và chuẩn bị nghiêm túc trước khi khởi nghiệp kinh doanh.

LAP KE HOACH KINH DOANH


Để bắt đầu công việc một cách chuyên nghiệp và chắc chắn, nhầ đầu tư phải có một kế hoạch cụ thể (Plan)

Kế hoạch kinh doanh là nơi bạn có thể:
- Mô tả về dự án mới hay công việc đang có của bạn.
- Xác định nhu cầu của khách hàng của bạn và khả năng bạn thoả mãn nhu cầu của họ.
- Khám phá các điểm yếu, điểm mạnh của các đối thủ cạnh tranh của bạn để bạn có chiến lược cạnh trang.
lập chiến lược Marketing chi tiết để phát triển thị phần.
- Xác lập mục tiêu, nhiệm vụ để thực hiện, phát triển và tạo lợi nhuận.
- Lấy dữ liệu cơ bản thực hiện các khoản vay, kêu gọi tham gia, đóng góp để thực hiện dự án.
- Cung cấp một kế hoạch kinh doanh và tài chính cùng lộ trình thu hồi vốn.
- Thể hiện cho các nhà đầu tư, cổ đông khác, các nhà cho vay về tiềm năng lợi nhuận mà họ sẽ được hưởng.
- Là lộ trình, định hướng xuyên suốt để bạn và đội cộng tác thực hiện dự án.