Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

NHUNG THACH THUC KHI KHOI SU DOANH NGHIEP


Khởi sự kinh doanh là một bước đi dài và có thể sẽ thay đổi cuộc đời bạn. Bạn phải chịu trách nhiệm đưa việc kinh doanh của mình đạt được thành công, nghĩa là sẽ có nhiều khó khăn, vất vả nhưng kết quả đạt được có thể mang lại lợi nhuận và niềm vui cho bạn.
Người ta bắt tay vào kinh doanh vì nhiều lý do khác nhau. Một số người trước đây là nhân viên ở các doanh nghiệp hoặc các cơ quan nhà nước, những người khác bị thất nghiệp và quyết định bước vào kinh doanh…

Có rất nhiều lợi điểm trong việc này. Bạn sẽ:
  • Không phải tuân thủ mệnh lệnh
  • Làm việc với nhịp độ của chính bạn
  • Được công nhận, có uy tín và thu được lợi nhuận khi làm việc tốt
  • Có khả năng tự kiểm soát cuộc sống của mình hơn
  • Được tận hưởng cảm giác sáng tạo, đóng góp cho cộng đồng và cho đất nước.
Nhưng cũng có rất nhiều vấn đề phát sinh khi làm người chủ. Bạn sẽ:
  • Làm việc suốt ngày đêm
  • Không có ngày nghỉ và thời gian dưỡng bệnh khi ốm
  • Chịu rủi ro với các khoản tiết kiệm của mình
  • Không được hưởng những khoản tiền thường xuyên như lương, phụ cấp công tác…
  • Lo lắng về tiền lương của nhân viên và các khoản nợ, thạm chí bản thân không được hưởng lương.
  • Phải làm những việc mà bạn không thích như dọn rửa, mua bán…
  • Không có thời gian dành cho gia đình, bạn bè.
Nếu bạn đã có một công việc ổn định, nên cân nhắc kỹ việc phải từ bỏ các đảm bảo, phúc lợi, các khoản tiền được trả thường xuyên. Tiến hành một công việc kinh doanh sẽ rất căng thẳng. Bạn cần phải tính đến những thách thức đáng sợ mà mình suốt đời phải đối mặt.

Hãy nhớ rằng một công việc kinh doanh có thể bị thất bại và người chủ sẽ bị thua lỗ vì rất nhiều lý do như sau:
  • Các vướng mắc trong công tác quản lý: không phân biệt được rạch ròi giữa các vấn đề gia đình và xã hội với các hoạt động kinh doanh và vốn kinh doanh.
  • Gian lận và trộm cắp: nhân viên ăn trộm tiền hoặc hàng hóa của doanh nghiệp.
  • Thiếu kỹ năng và chuyên môn: không biết quản tiền, nhân viên, máy móc, hàng lưu kho và khách hàng.
  • Kinh nghiệm không đều: có kinh nghiệm về bán hàng nhưng không có kinh nghiệm về mua hàng, có kinh nghiệm về tài chính nhưng không có kinh nghiệm về sản xuất hoặc bán hàng.
  • Các vấn đề tiếp thị: không thuể thu hút đủ khách hàng vì quảng cáo nghèo nàn chất lượng hàng kém, dịch vụ kém và cách trưng bày thiếu hấp dẫn.
  • Quản lý tiền mặt và các khoản tín dụng kém: cho phép khách hàng mua trả chậm mà không kiểm tra khả năng thanh toán của họ, và không có biện pháp thu tiền hợp lý.
  • Chi phí tốn kém: không kiểm soát nổi các chi phí như chi phí đi lại, giải trí, mặt bằng, điện hoặc điện thoại.
  • Quá nhiều vốn đọng dưới dạng tài sản: quá nhiều hàng lưu kho, thiết bị và xệ cộ mà lại không đủ tiền mặt để chi trả cho nhu cầu hoạt động hàng ngày.
  • Quản lý hàng lưu kho kém: trong kho còn tồn đọng quá nhiều loại hàng không đưa ra bán hoặc trưng bày.
  • Địa điểm kinh doanh: địa điểm ở mặt phố khuất, khó tìm hoặc ở quá xa khách hàng
  • Tai họa: mất mát do cháy, bão lụt hoặc những tai họa khác…
Tất cả những vấn đề này có thể hạn chế được nếu có kinh nghiệm và chuẩn bị nghiêm túc trước khi khởi nghiệp kinh doanh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét